Lễ Phục Sinh 2024: cuộc Vượt Qua của Đức Kitô và ơn cứu độ

Lễ Phục Sinh 2024 nhằm vào ngày Chúa nhật 31/03. Đây là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, kỷ niệm việc Chúa Giêsu sống lại ba ngày sau khi bị đóng đinh, chịu chết trên thập giá và được mai táng. Biến cố Phục Sinh là nền tảng của đức tin Kitô giáo.

Lễ Phục sinh 2024
Chúa Giêsu phục sinh (Tranh thảm treo tường, Bảo tàng Vatican)

Mùa Chay chuẩn bị cho Tuần Thánh và Lễ Phục Sinh

Mùa Chay là thời gian chuẩn bị quan trọng của người Công Giáo trước khi bước vào Tuần Thánh và Lễ Phục Sinh. Mùa Chay trải dài trong 40 ngày, từ thứ Tư Tro và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh. Trong Mùa Chay, người tín hữu cần làm 4 việc sau: sám hối, ăn chay hãm mình, cầu nguyện và làm các việc bác ái.

Mùa Chay là mùa sám hối và cầu nguyện đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô. Đây là thời điểm mỗi tín hữu can đảm và khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm mình đã phạm, nhớ lại hoặc dọn mình lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.

Mùa Chay còn là mùa chuẩn bị cho anh chị em dự tòng đón nhận sự sống thiêng liêng nhờ việc sống tinh thần của Bí tích Rửa Tội.

Từ Tuần Thánh đến Lễ Phục Sinh

Tuần Thánh mở ra với Chúa Nhật Lễ Lá, khi Chúa Giêsu nhập thành Jerusalem, được dân chúng hoan hô và chào đón bằng cành lá thiên tuế. Đây là một biến cố tràn đầy niềm vui, nhưng ngay sau đó lại là cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Thứ Năm Tuần Thánh kỷ niệm Bữa Tiệc Ly khi Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể và rửa chân cho các môn đệ, minh chứng cho tình yêu và sự dâng hiến tối thượng.

Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày của tình yêu thương tuyệt đối và vô điều kiện của Chúa Giêsu cho con người khi Chúa chịu đóng đinh và chết trên thánh giá, mang lại sự cứu rỗi cho nhân loại.

Buổi sáng ngày Lễ Phục Sinh
Buổi sáng ngày Lễ Phục Sinh, hai môn đệ Phê-rô và Gio-an chạy ra mộ Chúa

Lễ Phục Sinh – cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu

Cuộc Khổ nạn và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu diễn ra đúng dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái kỷ niệm việc thoát khỏi ách nô lệ tại Ai Cập. Theo truyền thống, vào ngày này, người Do Thái sẽ giết một con cừu (còn gọi là con chiên) làm hy lễ (xem thêm).

Trong đức tin Kitô giáo, Chúa Giêsu chính là con chiên tự hy sinh mạng sống mình để chuộc tội lỗi của con người. Qua việc đổ máu và chết, Chúa Giêsu đã mở ra con đường cho sự tái sinh, mang đến một cuộc sống mới cho những ai tin tưởng vào Người.

Chính vì thế, ý nghĩa của lễ Phục Sinh đã bao trùm lễ Vượt Qua. Trong đức tin Công Giáo, Lễ Phục Sinh còn là dấu chỉ của sự tái sinh và đổi mới. Cốt lõi của niềm tin Kitô giáo là tin vào Chúa Giêsu chết để chuộc tội cho con người, và sự Phục sinh của Người đã cho chúng ta một cuộc sống mới.

Nhờ ân sủng của Mầu Nhiệm Vượt Qua “chúng ta đã được mai táng với Đức Kitô qua Bí tích Rửa tội trong sự chết,” để “được sống lại với Ngài.” (HDGM Việt Nam)

le phuc sinh chua giesu thanh toma

Biểu Tượng của Phục Sinh và Ý Nghĩa

Biểu tượng trong Lễ Phục Sinh của Kitô giáo bao gồm hình ảnh của Con chiên Vượt qua, đại diện cho Chúa Giêsu Kitô, mang theo cờ chiến thắng vinh quang.

Một biểu tượng quan trọng khác là nến Phục Sinh, trên nến có hai ký tự Alpha và Omega, là biểu tượng của “Khởi nguyên và Tận cùng,” là một danh xưng của Thiên Chúa.

Ngoài ra, quả trứng Phục Sinh cũng là một hình ảnh đặc trưng. Quả trứng này tượng trưng cho ngôi mộ trống, biểu hiện cho việc Chúa Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết. Đây là biểu tượng cho sự tái sinh và sức sống mới.

Lễ Phục Sinh 2024 vào ngày nào?

Theo lịch phụng vụ Công giáo, ngày lễ Phục Sinh nhằm vào một Chúa nhật giữa 21 tháng 3 và 25 tháng 4. Lễ Phục Sinh năm 2024 nhằm vào ngày Chúa nhật 31/03/2024.

Mùa Phục Sinh 2024 bắt đầu và kết thúc khi nào? Lịch lễ Phục Sinh 2024?

Mùa Phục Sinh 2024 bắt đầu từ đêm Canh thức vào thứ bảy Tuần Thánh (30/03/2024), tức là đêm ngay trước ngày Chúa Nhật Phục sinh (31/03/2024). Mùa này kéo dài 50 ngày (tức là 7 tuần) cho đến hết Chúa nhât lễ Chúa Thánh thần hiện xuống (19/05/2024).

Nguồn gốc của Lễ Phục Sinh

Lễ Phục Sinh là để mừng kính việc Chúa Giêsu sau khi chịu chết trên cây Thánh giá và được táng xác thì ngày thứ ba Người trỗi dậy từ cõi chết.

Đây là đỉnh cao nhất của phụng vụ Kitô giáo, khi Chúa Giêsu chiến thắng cái chết, đem lại ơn cứu độ cho nhân loại.

Ý nghĩa của Lễ Phục Sinh

Lễ Phục Sinh, Chúa trỗi dậy từ cõi chết

Một trong những ý nghĩa của “Phục Sinh” là “Vượt qua”. Chúa Giêsu đã chịu chết và sống lại vào dịp lễ Vượt qua của người Do Thái. Đây là lễ rất quan trọng của dân Do Thái, kỷ niệm ngày thoát khỏi ách nô lệ tại Ai Cập.

Theo truyền thống, vào ngày này, người Do Thái sẽ giết một con cừu (còn gọi là con chiên) làm hy lễ (xem thêm). Trong đức tin Kitô giáo, Chúa Giêsu chính là con chiên đã hiến dâng mạng sống của mình để những người tin vào Người được thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi.

Ý nghĩa nữa của Lễ Phục Sinh là “sự tái sinh và đổi mới”. Cốt lõi của niềm tin Kitô giáo là tin vào Chúa Giêsu chết để chuộc tội cho con người, và sự Phục sinh của Người đã cho chúng ta một cuộc sống mới. Nhờ ân sủng của Mầu Nhiệm Vượt Qua “chúng ta đã được mai táng với Đức Kitô qua Bí tích Rửa tội trong sự chết,” để “được sống lại với Ngài.” (HDGM Việt Nam)

Mùa Phục Sinh kéo dài bao lâu?

Mùa Phục Sinh bắt đầu với đêm Canh thức vào thứ bảy Tuần Thánh và tiếp tục trong 50 ngày, kết thúc bằng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. (HDGM Việt Nam).

Hôn chân Chúa vào ngày nào?

Hôn chân Chúa mùa Phục sinh

Nghi thức viếng xác và hôn chân Chúa được tổ chức vào ngày thứ bảy Tuần Thánh (30/03/2024). Thứ sáu Tuần Thánh (29/03/2024) là ngày Chúa Giêsu chịu chết trên Thánh giá.

Biểu tượng của Lễ Phục Sinh

con chiên lễ Phục sinh, tượng trưng cho Chúa Giêsu chịu hiến tế để cứu chuộc nhân loại

Biểu tượng của Lễ Phục Sinh trong Kitô giáo là hình ảnh Con chiên Vượt qua. Con chiên này tượng trưng cho Chúa Giêsu Kitô, với một là cờ chiến thắng vinh quang.

Một biểu tượng quan trọng nữa là nến Phục Sinh. Trên cây nến có ghi hai ký tự Alpha và Omega, có nghĩa là “Khởi Nguyên và Tận Cùng”, là một danh xưng của Thiên Chúa.

Kế đến là hình ảnh quả trứng Phục Sinh. Quả trứng này tượng trưng cho ngôi mộ trống mà từ đó Chúa Giêsu Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết.

Trứng Phục Sinh là gì và ý nghĩa của nó?

Trứng Phục sinh năm 2024

Trứng đã được dùng để mừng Lễ Phục Sinh từ khoảng thế kỷ XII. Vào thời đó, trứng là một món không được ăn trong Mùa Chay (kéo dài 40 ngày trước ngày trước lễ Vượt qua của Đức Kitô, khởi đầu từ thứ tư Lễ Tro và kết thúc trước Thánh lễ Tiệc ly chiều thứ năm Tuần Thánh). Vì thế, các tín hữu tặng nhau trứng Phục Sinh như một cách bày tỏ niềm vui trong mùa này.

Nến Phục Sinh tượng trưng cho ai?

Nến Phục sinh: Alpha và Ômêga, Khởi Nguyên và Tận Cùng

Một biểu tượng quan trọng nữa là nến Phục Sinh. Trên cây nến có ghi hai ký tự Alpha và Omega, có nghĩa là “Khởi Nguyên và Tận Cùng”, là một danh xưng của Thiên Chúa.

Ngọn lửa tượng trưng cho Đức Kitô Phục sinh chiến thắng khải hoàn. Hình Thánh giá là biểu tượng cho cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Nến Phục Sinh được đốt khi nào?

Nến Phục Sinh được thắp sáng vào đêm Phục Sinh. Trong bóng tối, ánh sáng của nến Phục Sinh tượng trưng cho sự sống lại vinh quang của Chúa Giêsu.

Theo TGP Hà Nội, Bộ Phụng tự quy định nến Phục Sinh chỉ được đốt trong mùa Phục Sinh, khi ban bí tích rửa tội và khi cử hành lễ an táng chứ không được đặt và đốt quanh năm.

Nến Phục Sinh được đặt ở đâu?

Nến Phục Sinh đặt gần giảng đài hoặc gần bàn thờ và được thắp sáng trong các giờ cử hành phụng vụ trọng thể hơn của mùa Phục Sinh, tức là trong thánh lễ, giờ kinh sáng và giờ kinh chiều cho đến hết lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Nguồn: TGP Hà Nội).

Sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, nến Sinh được đặt tại Giếng Rửa Tội, để khi rửa tội thì đốt lên và châm nến cho những người lãnh bí tích. Trong nghi lễ an táng, Nến Sinh được đặt gần quan tài để nói lên rằng cái chết của người Kitô hữu là một cuộc Vượt Qua đích thực

Có đọc Kinh Truyền tin trong mùa Phục Sinh?

Từ Lễ Phục Sinh cho đến lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, thay vì kinh Truyền Tin, các tín hữu đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng là một kinh nhắc nhớ sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Cuối kinh có đọc 3 lần kinh Sáng Danh.
Kinh Truyền Tin tiếng Anh là gì?