Tượng Đức Mẹ Lộ Đức màu vàng gốm cận cảnh khuôn mặt

Lần hạt và đọc Kinh Mân Côi theo ngày: 20 mầu nhiệm

Đọc kinh Mân Côi theo ngày

Để suy ngẫm về những mầu nhiệm trong cuộc đời Đức Kitô, ta làm theo cách lần hạt Mân Côi theo ngày như sau:

  • Năm sự vui: thứ hai và thứ bảy, các Chúa nhật mùa Giáng sinh
  • Năm sự sáng: thứ năm
  • Năm sự thương: thứ ba và thứ sáu, các Chúa nhật mùa Chay
  • Năm sự mừng: thứ tư và Chúa nhật

HDGM Việt Nam đã giải thích ý nghĩa của 20 mầu nhiệm của Kinh Mân Côi, gộp trong bốn nhóm, mỗi nhóm gồm năm sự vui, sáng, thương và mừng như sau:

  • Năm sự vui: đồng hành với mầu nhiệm Nhập thể và đời sống âm thầm của Chúa Giêsu
  • Năm sự sáng: đồng hành với những mốc thời gian hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu.
  • Năm sự thương: đồng hành với những đau khổ của cuộc khổ nạn Chúa Giêsu.
  • Năm sự mừng: đồng hành với vinh quang phục sinh của Đức Kitô.

“Ai mến Mẹ thì yêu thích chuỗi Mân Côi. Bởi vì chỉ có người yêu mới lặp lại một chuyện, một lời mà không biết nhàm chán” 

Đấng Đáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (Đường Hy vọng số 947)
Đức Mẹ Lộ Đức hiện ra với tràng chuỗi Mân Côi trên tay. Ta hãy cùng đọc kinh Mân Côi theo ngày với Mẹ
Đức Mẹ Lộ Đức hiện ra cùng lần chuỗi Mân Côi với em bé Bernadette

Kinh năm sự vui

Ta đọc kinh, lần hạt Mân Côi và suy niệm về năm sự vui vào các ngày thứ hai và thứ bảy, cũng như các Chúa nhật mùa Giáng sinh.

Ta lần hạt Mân Côi năm sự vui để đồng hành với mầu nhiệm Nhập thể và đời sống âm thầm của Chúa Giêsu (HDGM Việt Nam)

  • Thứ nhất thì ngắm: Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.
  • Thứ hai thì ngắm: Đức Bà đi viếng Bà thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.
  • Thứ ba thì ngắm: Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
  • Thứ tư thì ngắm: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong Đền Thánh. Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
  • Thứ năm thì ngắm: Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong Đền Thánh. Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
nam su vui thu nhat thien than truyen tin cho duc ba
nam su vui thu hai duc ba di vieng ba thanh isave
nam su vui thu ba duc ba sinh duc chua giesu noi hang da
nam su vui thu bon duc ba dang duc chua giesu trong den thanh
nam su vui thu nam duc ba tim duoc duc chua giesu trong den thanh

Kinh năm sự sáng

Ta đọc kinh, lần hạt Mân Côi và suy niệm về năm sự sáng vào các ngày thứ năm.

Ta lần hạt Mân Côi năm sự sáng để đồng hành với những mốc thời gian hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu.

  • Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại sông Giođan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa.
  • Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Ngài.
  • Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối. Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.
  • Thứ tư thì ngắm: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi. Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
  • Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể. Ta hãy xin cho được năng kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.
nam su sang thu nhat chua giesu chiu phep rua
nam su sang thu hai chua giesu du tiec cuoi cana
nam su sang thu ba chua giesu rao giang
nam su sang thu bon chua giesu bien hinh tren nui
nam su sang thu nam chua giesu lap bi tich thanh the

Tại sao lại gọi là kinh Mân Côi?

Những từ trong tên Mân Côi có gốc Hán Việt và có thể đọc theo nhiều cách khác nhau: Mai (hoặc Mân, Môi) là hoa hồng, bông hường; Côi (Khôi) là đá quý. (HDGM Việt Nam).

Kinh Mân Côi nguyên gốc tiếng Latinh là Rosarium, trong tiếng Anh, tiếng Pháp là Rose có nghĩa là hoa hồng. Tên gọi Rosarium (Rosary, Rosaire) tượng trưng kinh Kính Mừng kết thành vòng hoa thiêng dâng kính Đức Mẹ.

Trên thực tế, có khi còn được gọi là Mai khôi, Môi khôi, Văn côi. Ở Việt Nam, thời xưa gọi là kinh Rosa (mà ta có thể dịch là “hoa hồng” hay “bông hường”). Mãi đến từ điển Taberd (1838) mới thấy tên gọi “Hoa Môi khôi”. Dù sao nên biết ở miền Trung và Nam, từ “Môi khôi” thông dụng hơn, còn miền Bắc thì quen gọi là “Mân Côi, hay Văn côi” từ thế kỷ XIX.

Kinh Mân Côi gồm những gì?

Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo kê ra ba hình thức cầu nguyện: khẩu nguyện (số 2700-2703); suy niệm (số 2705-2708); chiêm ngắm (số 2709-2719).

Kinh Mân Côi bao gồm cả ba hình thức ấy.

Tông thư Rosarium Virginis Mariae của ĐTC Gioan Phaolô II đã vạch ra 5 chiều kích của việc chiêm ngắm Kitô giáo như sau (số 13-17). Năm chiều kích đó bao gồm hồi tưởng công trình của Thiên Chúa; học hỏi Chúa Kitô; họa theo Chúa Kitô; khẩn cầu Chúa Kitô; loan báo Chúa Kitô. (HDGM Việt Nam)

Kinh Mân Côi có bao nhiêu kinh?

Kinh mân Côi có 200 kinh Kính Mừng, gộp thành 20 chục. Mỗi chục kinh Kính Mừng ứng với một mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu.

Kinh Mân Côi có bao nhiêu màu nhiệm?

Kinh mân Côi có 20 mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu. Năm sự vui là về mầu nhiệm Nhập thể, năm sự sáng là về cuộc đời rao giảng công khai của Chúa Giêsu. Năm sự thương khó là về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu. Cuối cùng, năm sự mừng là về sự Phục sinh vinh quang của Chúa Giêsu. (TGP Hà Nội)

Kinh năm sự thương

Ta đọc kinh, lần hạt Mân Côi và suy niệm về năm sự thương vào các ngày thứ ba và thứ sáu, cũng như các Chúa nhật mùa Chay.

Ta ngắm năm sự thương để đồng hành với những đau khổ của cuộc khổ nạn Chúa Giêsu.

  • Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu. Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
  • Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn. Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
  • Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai. Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
  • Thứ tư thì ngắm: Đức Chúa Giêsu vác cây Thánh Giá. Ta hãy xin cho được vác Thánh Giá theo chân Chúa.
  • Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá. Ta hãy xin cho được đóng đinh tính xác thịt vào Thánh Giá Chúa.
nam su thuong thu nhat duc chua giesu lo buon do mo hoi mau
nam su thuong thu hai duc chua giesu chiu danh don
nam su thuong thu ba duc chua giesu chiu doi mao gai
nam su thuong thu bon duc chua giesu vac cay thanh gia
nam su thuong thu nam duc chua giesu chiu chet tren cay thanh gia

Kinh năm sự mừng

Ta đọc kinh, lần hạt Mân Côi và suy niệm về năm sự mừng vào các ngày thứ tư và Chúa nhật.

Ta ngắm năm sự mừng để đồng hành với vinh quang phục sinh của Đức Kitô.

  • Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu sống lại. Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
  • Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được lòng ái mộ những sự trên trời.
  • Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
  • Thứ tư thì ngắm: Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời. Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
  • Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời. Ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước thiên đàng.
nam su mung thu nhat duc chua giesu song lai
nam su mung thu hai duc chua giesu len troi
nam su mung thu ba duc chua thanh than hien
nam su mung thu bon duc chua troi cho duc ba len troi
nam su mung thu nam duc chua troi thuong duc ba tren troi

Cách lần hạt Mân Côi với chuỗi 10 hạt

  1. Trước khi vào Thánh giá: Làm dấu Thánh giá, đọc một Kinh Tin Kính, một Kinh Lạy Cha, ba Kinh Kính Mừng, một Kinh Sáng Danh.
  2. Thánh giá: Ngắm Mầu Nhiệm Thứ Nhất, đọc một Kinh Lạy Cha.
  3. Mười hạt: Mỗi hạt đọc một Kinh Kính Mừng. Trong khi đọc, hãy suy ngẫm về Mầu Nhiệm Thứ Nhất.
  4. Kết thúc mười hạt: đọc một Kinh Sáng Danh, một Lời nguyện Fatima.
  5. Thánh giá và tiếp theo: Lặp lại các bước 2, 3, 4 đối với Mầu Nhiệm Thứ Hai, Ba, Bốn và Năm: [Mầu Nhiệm + Kinh Lạy Cha] → 10 Kinh Kính Mừng → [Kinh Sáng Danh + Lời nguyện Fatima].
  6. Về tới Thánh giá sau khi ngắm đủ năm Mầu Nhiệm: Đọc một kinh Lạy Nữ Vương, một kinh Trông cậy và các lời nguyện vắn tắt.
  7. Kết thúc: làm dấu Thánh giá và hôn Thánh giá với tâm hồn kính mến.
Cách lần hạt Mân Côi với chuỗi 10 hạt
Cách lần hạt Mân Côi với chuỗi 10 hạt

Cách lần hạt Mân Côi với chuỗi 50 hạt

  1. Thánh giá: Làm Dấu Thánh Giá, đọc một Kinh Tin Kính.
  2. Hạt lớn: Đọc một Kinh Lạy Cha.
  3. Ba hạt nhỏ: Mỗi hạt đọc một Kinh Kính Mừng.
  4. Hạt lớn: Đọc một Kinh Sáng Danh.
  5. Hạt nối lớn: Ngắm Mầu Nhiệm Thứ Nhất, đọc một Kinh Lạy Cha.
  6. Mười hạt nhỏ: Mỗi hạt đọc một Kinh Kính Mừng. Trong khi đọc, hãy suy ngẫm về Mầu Nhiệm Thứ Nhất.
  7. Trước khi sang hạt lớn, đọc một Kinh Sáng Danh và một Lời Nguyện Fatima.
  8. Hạt lớn và mười hạt nhỏ tiếp theo: Lặp lại các bước 5, 6, 7 đối với Mầu Nhiệm Thứ Hai, Ba, Bốn và Năm, tức là đọc mầu nhiệm, một kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, kinh Sáng Danh và lời nguyện Fatima.
  9. Về tới hạt nối lớn: Đọc một kinh Lạy Nữ Vương, một kinh Trông cậy và các lời nguyện vắn tắt.
  10. Kết thúc tại Thánh giá: làm dấu Thánh giá và hôn Thánh giá với tâm hồn kính mến.
Cách lần hạt Mân Côi với chuỗi 50 hạt
Cách lần hạt Mân Côi với chuỗi 50 hạt

Để đọc các kinh và thời nguyện theo cách lần chuỗi Mân Côi, xin quý vị xem thêm tại trang này.

Cách lần hạt sau khi xưng tội

Khi một hối nhân xưng tội, các Linh mục giải tội thường chỉ dẫn việc đền tội. Mục đích của việc đền tội là để làm nguôi cơn giận của Chúa, đồng thời sửa lại những lỗi lầm đã xúc phạm hoặc những thiệt hại lỗi công bằng đối với người bị thiệt thòi (Nguồn: HĐGM Việt Nam)

Thông thường, các Linh mục giải tội thường khuyên hối nhân đọc một vài kinh như kinh Lạy Cha, kinh Mười Điều răn, kinh Tin Kính và đọc kinh, lần hạt Mân Côi. Ngay trước khi Linh mục đọc lời xá giải, hối nhân có thể đọc kinh Ăn năn tội (xin xem thêm Cách xưng tội).

Cách lần hạt sau khi xưng tội cũng giống như cách lần chuỗi Mân Côi theo ngày đã trình bày ở trên. Tùy theo lời khuyên của Linh mục giải tội mà ta có thể lần chuỗi 10 hay 50 kinh Mân Côi.

Điều quan trọng là, nếu hối nhân được đề nghị lần hạt 10 hay 50 kinh Mân Côi sau khi xưng tội thì đó không phải là đọc kinh đền tội, mà là những gợi ý cầu nguyện để xin ơn tha thứ, đồng thời thể hiện thiện chí dốc lòng chừa và xa lánh tội lỗi của mình.

Những lời cầu nguyện đó không phải là “hình phạt”, nhưng đó là tâm sự thân thiết của chúng ta với Chúa. Đấy là tâm tình của một người con thảo với cha hiền, để giãi bày lòng yêu mến biết ơn chân thành.

Việc đền tội đúng nghĩa, đó là sửa lại những lỗi lầm, đền bù những thiệt hại về tinh thần cũng như vật chất, làm hòa với những người mình đã lỡ xúc phạm (xin xem thêm Cách xưng tội). Bí tích Hòa giải giúp chúng ta lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa vì các tội chúng ta đã phạm, nhưng còn hậu quả của tội (ta thường gọi là vạ, hoặc hình phạt do tội), chúng ta có được tha hay không còn tùy thuộc mức độ thành tâm và thiện chí sửa lại hậu quả tội lỗi của chúng ta.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang