Lễ Tro được cử hành vào thứ tư trước lễ Phục sinh 46 ngày và mở đầu cho Mùa Chay. Theo lịch phụng vụ, Thứ 4 Lễ Tro sớm nhất là vào ngày 04/02, với Lễ Phục sinh là ngày 22/3; và trễ nhất là ngày 10/3, với Lễ Phục sinh rơi vào ngày 25/4 (HDGM Việt Nam).
Lễ Tro 2024 nhằm vào ngày thứ tư 14/02.
Thứ 4 lễ Tro là một ngày lễ trọng nhưng không buộc (xem thêm lịch các ngày lễ trọng và lễ buộc).
Ngày này, theo Giáo luật, tín hữu phải giữ chay (xem thêm lịch các ngày ăn chay kiêng thịt).
Nguồn gốc thứ 4 lễ Tro
Lễ Tro có nguồn gốc từ việc sau bài giảng có nghi thức làm phép tro được đốt từ cành lá dừa của Chúa nhật Lễ Lá năm trước. Tro đã được làm phép sẽ được linh mục hoặc thừa tác viên rắc lên đầu hay xức trên trán các tín hữu theo dấu Thánh giá và nói: “Hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro” (x. St 3,19) hay “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15) (TGP Hà Nội)
Ý nghĩa của Lễ Tro
Lời Kinh thánh này nhắc nhở chúng ta ý thức về thân phận con người qua hình ảnh “bụi tro”. Đây cũng là lời mời gọi mỗi tín hữu hoán cải và bước đi với Đức Giêsu trong cuộc khổ nạn của Người (HDGM Việt Nam).
Tro, biểu tượng của Mùa Chay
Tro là một biểu tượng về sự ăn năn, hoán cải, là dấu chỉ của sự đổi mới bên trong thông qua một dấu hiệu bên ngoài.
Trong Kinh thánh Cựu Ước, tro được dùng như một dấu hiệu của sự sám hối. Trong sách Gióp, ông Gióp đã “trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn” (G 42, 6). Tương tự như thế, hình ảnh tro bụi thường được dùng để diễn tả việc dân Chúa ăn năn, cầu xin lòng thương xót, ơn tha thứ của Thiên Chúa.
Trong sách Giuđitha, “Hết mọi người nam trong dân Ít-ra-en cùng với vợ con cư ngụ ở Giêrusalem đều phủ phục trước Ðền Thờ, rắc tro lên đầu, mặc áo vải thô ra trước nhan Ðức Chúa” (4, 11), sau đó, “Ðức Chúa lắng nghe tiếng họ kêu cầu và đoái nhìn cơn khốn quẫn của họ” (Gđt 4, 13). Hay là hình ảnh nhà vua đáp lại lời tiên tri Giôna: “Tin báo đến cho vua Ninivê; vua rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác áo vải thô, và ngồi trên tro” (Gn 3, 6) (HDGM Việt Nam).
Trong phụng vụ, việc xức tro mang ý nghĩa thiêng liêng và là dấu chỉ quan trọng của việc hoán cải và canh tân nội tâm. Giáo hội nhắc nhở tín hữu về sự yếu đuối và cái chết do tội lỗi của phận người: “Hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro” (x. St 3,19). Sâu xa hơn nữa, nghi thức xức tro còn gợi lại sứ điệp đầu tiên của Chúa Giêsu: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15) (HDGM Việt Nam).
Lễ Tro 2024 ngày nào?
Lễ Tro 2024 nhằm vào ngày thứ tư 14/02. Lễ này khởi đầu Mùa Chay và trước Chúa nhật Phục sinh 46 ngày.
Thứ 4 lễ Tro có buộc không?
Tro được lấy từ đâu
Tro thường được lấy từ việc đốt các cành dừa được làm phép vào Chúa Nhật Lễ Lá năm trước.
Việc đốt tro thường được tiến hành vào một ngày trước Thứ Tư Lễ Tro. Tất cả những cành dừa từ Chúa nhật Lễ Lá năm trước được đặt trong một chiếc thùng để bên cạnh các bậc thềm nhà thờ. Sau đó, linh mục đọc một lời cầu nguyện ngắn và nhóm lửa.
Những cành dừa của Chúa nhật lễ Lá khi bước vào Tuần Thánh báo trước cuộc tử nạn đau khổ và sự phục sinh của Chúa Kitô. Vì thế việc dùng những cành dừa này để làm thành tro cho ngày Thứ Tư lễ tro kết nối chúng ta với các sự kiện trong cuộc đời của Chúa Giêsu, đặc biệt là giúp chúng ta nên một với Chúa Giêsu trong cuộc Khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người (HDGM Việt Nam)
Sau khi được đốt cháy thành bột mịn, tro thường được để khô và rắc lên đầu tín hữu.
Hoặc ở một số nơi có nghi thức thêm một chút nước thánh hoặc dầu thánh vào tro để tạo ra một hỗn hợp sệt để vẽ hình thánh giá trên trán người nhận.
Xem thêm: